Huyện Củ Chi - Vùng đất gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

Đến với mảnh đất huyện Củ Chi – ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ được dịp chiêm ngưỡng và khám phá địa đạo Củ Chi, một hệ thống phòng thủ dài 250km, được hình thành từ những năm 1946 – 1948. Và theo nhân dân ta xuyên xuốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến bây giờ.

Củ Chi được mệnh danh “vùng đất thép”, nơi đã diễn ra các cuộc chiến tranh khốc liệt trong thời kì chống thực dân Pháp. Bên cạnh đó, nơi đây còn được biết đến với nhiều khu du lịch sinh thái, như: Khu du lịch Một thoáng Việt Nam, Khu du lịch văn hoá các dân tộc thiểu số, công viên nước Củ Chi…

Hầm địa đạo Củ Chi - địa danh lịch sử nổi tiếng của TP.HCM

Hầm địa đạo Củ Chi - địa danh lịch sử nổi tiếng của TP.HCM

Lịch sử hình thành

Dưới triều Nguyễn, vùng đất Củ Chi thuộc Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Sau khi giải phóng miền Nam, hợp nhất Quận Củ Chi và Quận Phú Hòa thành huyện Củ Chi, trực thuộc TP.Hồ Chí Minh.

Ngày 01/02/1985, dựa trên cơ sở phần đất cắt ra của xã Tân An Hội, thành lập thị trấn Củ Chi. Và huyện Củ Chi gồm 20 đơn vị hành chính với 01 thị trấn và 20 xã, con số ấy vẫn giữ cho đến ngày hôm nay.

Vị trí

Huyện Củ Chi nằm ven Thành phố Hồ Chí Minh, về phía Tây Bắc và cách thành phố chỉ 60km theo đường Xuyên Á.

  •  Phía Bắc: giáp huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  •  Phía Nam: giáp huyện Hóc Môn
  •  Phía Đông: giáp tỉnh Bình Dương
  •  Phía Tây: giáp với huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Hành chính

huyện củ chi.png

Với diện tích 435 km2hành chính huyện Củ Chi được chia thành 1 thị trấn và 20 xã. Trong đó, TT. Củ Chi là nơi đặt trụ sở của các cơ quan hành chính quan trọng và có diện tích 3,82 km2, dân số là 11.348 người.

  • Xã An Nhơn Tây

    DT: 28,83 km²; DS: 13.190 người

  • Xã An Phú

    DT: 24,36 km²; DS: 8.595 người

  • Xã Bình Mỹ

    DT: 25,41 km²; DS: 13.876 người

  • Xã Hòa Phú

    DT: 9,07 km²; DS: 7.788 người

  • Xã Nhuận Đức

    DT: 21,52 km²; DS: 8.851 người

  • Xã Phạm Văn Cội

    DT: 23,53 km²; DS: 5.825 người

  • Xã Phú Hòa Đông

    DT 21,82 km²; DS: 17.932 người

  • Xã Phú Mỹ Hưng

    DT 24,43 km²; DS: 6.960 người

  • Xã Phước Hiệp

    DT: 19,65 km²; DS: 865 người

  • Xã Phước Thạnh

    DT: 15,05 km²; DS: 1.458 người

  • Xã Phước Vĩnh An

    Đang cập nhật

  • Xã Tân An Hội

    DT: 30,09 km²; DS: 16.513 người

  • Xã Tân Phú Trung

    DT: 30,77 km²; DS: 21.814 người

  • Xã Tân Thạnh Đông

    DT: 26,49 km²; DS: 23.759 người

  • Xã Tân Thạnh Tây

    DT: 11,49 km²; DS: 6.996 người

  • Xã Tân Thông Hội

    DT: 17,87 km²; DS: 21.470 người

  • Xã Thái Mỹ

    Đang cập nhật

  • Xã Trung An

    DT: 20,11 km²; DS: 8.810 người

  • Xã Trung Lập Hạ

    DT: 16,94 km²; DS: 7.726 người

  • Xã Trung Lập Thượng

    DT: 23,22 km²; DS: 10.618 người

Chú thích: DT: diện tích; DS: dân số (số liệu năm 1999).

Hạ tầng giao thông

Huyện Củ Chi là một trong những huyện có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhất Sài Gòn. Nhờ thuận lợi đó, giao thông đường thủy nơi đây rất phát triển.

Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế cũng như cơ sở vật chất, UBND thành phố đã và đang từng bước thực hiện các dự án nâng cấp các trục đường chính như: Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15…

Các di tích lịch sử, đền đài trên địa bàn huyện Củ Chi

Địa đạo Củ Chi – di tích lịch sử nổi tiếng nhất của mảnh đất Củ Chi. Đây là hệ thống phòng thủ trong lòng đất, dài 250 km và cách Thành phố 70 km. Mặc dù địa đạo đường hầm rất nhỏ hẹp nhưng sâu dưới lòng đất là các phòng với chức năng khác nhau như: bệnh xá, phòng ngủ, nhà bếp, phòng làm việc… rất đầy đủ.

Trên địa bàn huyện, còn có Đền tưởng niệm Bến Dược – nơi tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Đền tưởng niệm Bến Dược
Đền tưởng niệm Bến Dược