NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ KHÁM PHÁ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI - VÙNG ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG

Địa đạo Củ Chi là một công trình ngầm phức tạp có chiều dài hơn 200km chạy ngoằn ngoèo trong lòng đất. Đây là hệ thống “phòng thủ ngầm” có quy mô lớn nhất trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành điểm tham quan Sài Gòn hấp dẫn của du khách Việt Nam và du khách quốc tế.

Trước khi đến tham quan khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, du khách hãy dành thời gian tìm hiểu về vị trí, đặc điểm, cũng như lịch sử hình thành tạo nên khu di tích “huyền thoại” này. Hôm nay, Butaland sẽ cung cấp cho quý khách một số thông tin bổ ích về điểm du lịch địa đạo Củ Chi để quý khách không khỏi bỡ ngỡ khi đến tham quan.

lich su dia dao cu chi
Địa đạo Củ Chi – điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước

1. Vị trí, đặc điểm địa đạo Củ Chi

Vị trí: Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách Sài Gòn 70km về phía Tây - Bắc. Các điểm tham quan du lịch tại địa đạo Củ Chi: Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, tham quan hệ thống địa đạo chiến, tham quan khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi.

Ðặc điểm: Ðịa đạo Củ Chi là căn cứ địa cách mạng có “một không hai” được ghi danh trong lịch sử Việt Nam. Hệ thống đường hầm này được tạo ra từ các công cụ đơn giản và tay trần của các chiến sĩ, đồng bào Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến.

Có các công trình liên hoàn với địa đạo: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, bếp Hoàng Cầm… Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành địa danh nổi tiếng trên thế giới.

lich su dia dao cu chi
Đông đảo du khách đến tham quan địa đạo Củ Chi

2. Lịch sử hình thành địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1948). Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, có cấu trúc đơn giản để ẩn nấp, cất giấu tài liệu mật và vũ khí. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do cư dân khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc càn quét của quân xâm lược và làm nơi trú ẩn cho quân ta. Thời gian đầu, mỗi làng xây dựng một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp.

Về sau, địa đạo phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.

lich su dia dao cu chi
Hệ thống đường ngầm trong khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Trong thời gian từ 1961 – 1965, nhân dân các xã phía Bắc tỉnh Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục “xương sống”, sau đó phát triển thành nhiều nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông với nhau, có nhánh trổ ra đến tận sông Sài Gòn. Bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.

Đến năm 1965, có khoảng 200km địa đạo đã được đào, tạo thành hệ thống địa đạo chạy sâu trong lòng đất. Về quy mô, địa đạo Củ Chi phân làm 3 tầng khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 5m, tầng dưới cùng sâu từ 8 - 10m.

Lúc này, địa đạo Củ Chi không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi cất giữ vũ khí, tài liệu, phòng cứu thương, hội họp,… phục vụ cho các chiến sĩ đấu tranh trong thời chiến.

3. Du lịch địa đạo Củ Chi

Sau khi chiến tranh kết thúc, khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Du lịch địa đạo Củ Chi, du khách được trải nghiệm thực tế trong “cung đường đen” dài hơn 200km, thử sức một lần với cuộc sống dưới lòng đất như những cư dân thực thụ trong thời chiến tranh. Bước ra khỏi cung đường ngầm này, du khách còn được xem lại những đoạn phim tư liệu về thời chiến đấu oanh liệt của quân dân vùng đất thép Củ Chi, được thưởng thức món ăn dân dã mà ngọt bùi  – món khoai mì chấm muối vừng.

lich su dia dao cu chi
Cửa hầm bí mật dẫn vào địa đạo ngầm Củ Chi được nhiều du khách nước ngoài thích thú xuống thử